Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Mẹ có biết việc ra mồ hôi trộm ở trẻ sẽ dễ khiến cho bé bị viêm đường hô hấp cấp hay nặng hơn là viêm phổi. Vậy mồ hôi trộm là gì? nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm và cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ như thế nào? Các mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

1. Đổ mồ hôi trộm là gì?

  • Tình trạng bé bị toát mồ hôi nhiều vào ban đêm, khi ngủ, ở các vùng như: trán, gáy, nách
  • Trẻ thường có biểu hiện ngủ không yên giấc, hay quấy khóc về ban đêm.

cach-chua-mo-hoi-trom-o-tre

2. Những nguy hiểm khi bé hay đổ mồ hôi trộm:

  • Cảm lạnh, viêm đường hô hấp cấp: Nếu mồ hôi trộm đổ ra nhiều mà mẹ không để ý hoặc không lau kịp thời cho bé thì bé sẽ dễ bị cảm lạnh mắc các bệnh về đường hô hấp.
  • Thiếu canxi: Trong mồ hôi có canxi, nếu bé hay ra mồ hôi thì một lượng canxi cũng bị mất đi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ dẫn đến việc bé biếng ăn hay quấy đêm.
  • Rôm sẩy, viêm da: Ra mồ hồi nhiều sẽ khiến lỗ chân lông bị giãn ra khiến bé dễ bị viêm da.

cach-chua-mo-hoi-trom-o-tre

3. Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ:

Mẹ cần phân biệt giữa việc ra mồ hôi trộm sinh lý hay bệnh lý

a. Mồ hôi trộm sinh lý:

  • Sự trao đổi chất ở trẻ mạnh hơn ở người lớn nên trẻ con thường ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể ra ngoài.
  • Mồ hôi sinh lý thường ra ngoài ở đầu và cổ giúp giữ cho thân nhiệt của bé được ổn định.
  • Mồ hôi sinh lý thường ra vào khoảng 30 – 60 phút đầu khi bé đi ngủ. Về sau không ra nữa.
  • Mồ hôi sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ, trẻ vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường.

cach-chua-mo-hoi-trom-o-tre

b Mồ hôi trộm bệnh lý

  • Biểu hiện: bé còi xương, biếng ăn, hay bị ốm,…
  • Nếu bé sinh non thiếu tháng hoặc vừa qua 1 đợt điều trị nhiễm khuẩn cũng sẽ ra mồ hôi trộm.
  • Khi bé hay ra mồ hôi trộm đi kèm với các biểu hiện của việc bị bệnh thì mẹ nên đưa bé đi khám.

c. Nguyên nhân khác:

  • Mẹ ủ ấm bé quá mức.
  • Phòng ngủ quá bí, nhiệt độ phòng cao khiến bé bị nóng bức.

cach-chua-mo-hoi-trom-o-tre

4. Cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ

Dựa vào các nguyên nhân phía trên để mẹ có thể đưa ra các cách chữa mồ hôi trộm ở trẻ 1 cách nhanh chóng và chính xác nhất

  • Ủ ấm: Bố mẹ cần kiểm tra lại xem mình có ủ ấm bé quá mức hay không hoặc phòng ngủ có bị kín quá hay không.
  • Mặc quần áo: Mặc cho bé quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Kể cả khi cho bé nằm điều hòa mẹ cũng không cần ủ ấm cho bé quá mức, chú ý giữ ấm bụng cho bé là được.
  • Dinh dưỡng: Cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và có tính mát, không ăn nhiều đồ dầu mỡ khó tiêu hóa. Các loại thức ăn nhiều năng lượng sẽ khiến quá trình chuyển hóa năng lượng sinh ra nhiều nhiệt.
  • Bổ sung Vitamin D: Thường xuyên cho bé tắm nắng là cách hữu hiệu nhất giúp bé dễ dàng hấp thụ thức ăn. Nên tắm nắng cho bé trong khoảng thời gian sáng sớm từ 6h – 9h hoặc 15h – 17h. Tránh các giờ nắng gay gắt và khi tắm nắng cho bé nhớ đội mũ để tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Bổ sung nước: Bổ sung bù cho bé lượng nước đã mất đi.

cach-chua-mo-hoi-trom-o-tre

  • Điều trị bằng lá lốt:

+ Cách 1: Sử dụng lá lốt chế biến thành các món ăn cho bé.

+ Cách 2: Sử dụng lá lốt đun cùng với nước để cho bé uống.

+ Cách 3: Sử dụng thân cây lá lốt đun nước cho bé xông hơi

  • Điều trị bằng cháo trai: mẹ nấu cháo trai cho bé ăn. Ngày ăn 2 lần trong khoảng 4 – 5 ngày liên tiếp sẽ thấy hiệu quả.

cach-chua-mo-hoi-trom-o-tre

  • Điều trị bằng gạo nếp cẩm còn nguyên cám: Xay gạo mịn và sử dụng khoảng 1 thìa café để nấu cháo chung với các loại gạo và thức ăn khác cho bé ăn.

Với những cách chữa mô hôi trộm phía trên, hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh phát triển.

Bình luận