Giới thiệu
Giờ ngủ trưa là một hoạt động hàng ngày trong các cơ sở mầm non và giường mẫu giáo có thể xếp chồng lên nhau giúp thời gian nghỉ ngơi trở nên dễ dàng. Thói quen ngủ đều đặn giúp bộ não đang phát triển phát huy hết khả năng của chúng và thúc đẩy một môi trường học tập vui vẻ. Giường ngủ mầm non ra đời và thiết kế không khe hở bảo vệ các ngón tay và ngón chân nhỏ khỏi bị kẹp. Chúng thường được thiết kế dạng thác nước hoặc các điểm trụ giúp việc xếp chồng và lấy giường dễ dàng hơn. Và, để lựa chọn được chiếc giường mầm non tốt nhất cho trường của bạn hoặc sử dụng ngay trong nhà bạn, thì hãy tiếp tục đọc.
Giường mầm non là gì?
Giường xếp cho bé mầm non gồm nhiều loại như: Giường lưới, giường nhựa, phản gỗ,…Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Ưu điểm lớn nhất của giường ngủ mầm non là chúng thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích, ổn định và dễ vệ sinh.
Phân loại giường mầm non
Dựa vào chất liệu cấu thành lên sản phẩm, chúng ta có thể phân loại giường ngủ mầm non thành bốn loại như sau:
+ Giường lưới mầm non: Khung giường được làm bằng chất liệu nhựa và mặt giường được làm bằng lưới thoáng khí. Một số mẫu có thể tháo vải lưới ra giặt bằng máy giặt, còn một số khác thì được may liền vào khung giường, vệ sinh cả giường bằng xà phòng. Đây là mẫu giường phổ biến nhất tại các trường mầm non hiện nay.
+ Giường xếp cho bé mầm non: Là những mẫu giường có thể được làm bằng chất liệu nhựa hoặc vải oxford. Chúng có thể xếp gọn để tiết kiệm diện tích tối đa hoặc phù hợp cho những chuyến di chuyển thường xuyên. Các mẫu giường xếp này thường thích hợp sử dụng tại nhà hoặc cho các gia đình hay đi cắm trại.
+ Giường ngủ mầm non bằng gỗ: Giường bẳng gỗ là những chiếc phản gỗ hoặc là sự kết hợp của gỗ và nhựa/ kim loại. Ưu điểm của những mẫu giường bằng gỗ là chúng rất ổn định, có tuổi thọ dài, tính thẩm mỹ cao, dễ vệ sinh, tuy nhiên chúng hơi nặng so với các mẫu giường làm bằng các chất liệu khác.
+ Giường mẫu giáo bằng nhựa: Những mẫu giường này thường được làm hoàn toàn bằng nhựa, với nhiều lỗ đan xen để không khí lưu thông tốt. Khi sử dụng giường, bạn cần lót thêm một tấm chiếu hoặc đệm phía trên để tạo độ êm ái cho bé ngủ. Ưu điểm của những mẫu giường này là màu sắc và họa tiết rất bắt mắt, chúng cũng nhẹ và dễ vệ sinh.
Cách lựa chọn kích thước giường mầm non
Có rất nhiều size giường khác nhau để bạn lựa chọn. Vậy, kích thước giường nào phù hợp với em của bạn? Hãy cùng tham khảo một số gợi ý dưới đây để lựa chọn được kích thước phù hợp. Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ có những kích thước khác nhau, nên kích thước chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất gợi ý.
+ Kích thước giường lưới mầm non cho trẻ em dưới 2 tuổi: Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi là thời điểm mà các bé đang tập đi, tập chạy. Lúc này bạn nên lựa chọn các mẫu giường lưới có độ cao dưới 10cm giúp đảm bảo an toàn và tránh trường hợp bé bị ngã đau khi ngủ. Kích thước giường sẽ thường là: 70 * 110 * 10cm
+ Kích thước giường mẫu giáo cho bé từ 2 đến 5 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển mạnh của trẻ cả về chiều cao và cân nặng. Trẻ cũng nhiều năng lượng hơn, nên bạn cần chọn các mẫu giường chắc chắn và thoải mái hơn cho bé. Thời điểm này, chiều cao của giường có thể lên đến 20cm và kích thước giường vào khoảng 70 * 120cm
+ Kích thước giường cho bé trên 5 tuổi: Một số nhà sản xuất có thiết kế các mẫu giường dành cho bé lớn với chiều dài lên đến: 140 – 150 – 160 – 170cm, để bạn lựa chọn phù hợp cho từng trẻ. Các mẫu giường này sẽ có chiều cao từ 20cm trở lên.
Cách lựa chọn giường ngủ mầm non cho bé
Giường trẻ em có thể xếp chồng lên nhau, mang lại sự thoải mái cho trẻ và sự thuận tiện cho giáo viên. Trẻ em sẽ ngủ thoải mái trên chiếc giường riêng của chúng; được thiết kế để sử dụng hàng ngày trong lớp học, tại nhà và trường học. Thói quen ngủ hàng ngày giúp bộ não đang phát triển phát huy hết khả năng của chúng và thúc đẩy một môi trường học tập vui vẻ. Trẻ được nâng lên khỏi mặt đất để có bề mặt được hỗ trợ với sự lưu thông không khí bên dưới, giúp trẻ luôn thoải mái và mát mẻ.
+ Chất liệu: Trung bình các bé sẽ ngủ khoảng 1 – 2 giờ/ ngày, trên chiếc giường này. Nếu bạn mua phải chiếc giường có chất liệu không thoải mái, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, ảnh hưởng đến việc học tập/ vui chơi buổi chiều và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, dù bạn chọn mẫu giường lưới – giường nhựa hay phản gỗ, thì bạn cần lựa chọn mẫu có sự hỗ trợ tốt cho cơ thể trẻ.
+ Kích thước: Phía trên chúng tôi đã gợi ý cách lựa chọn kích thước giường mầm non theo từng độ tuổi của trẻ. Bạn có thể dựa vào các thông tin chúng tôi cung cấp để lựa chọn được chiếc giường phù hợp cho sự phát triển của trẻ.
+ An toàn: Bạn cần lựa chọn mẫu giường có độ chắc chắn, ổn định và chịu được nguồn năng lượng bất tận của trẻ. Giường ngủ của trẻ cần thiết kế tối giản, không có các chi tiết phức tạp hoặc các cạnh sắc nhọn có thể gây tổn thương cho trẻ. Một số giường có thể kế thành cao, giúp bé ngủ an toàn, không bị ngã ra khỏi giường để bạn lựa chọn.
+ Dễ vệ sinh: Những mẫu giường không có nhiều góc cạnh và dễ dàng vệ sinh sẽ là lựa chọn tốt nhất cho lứa tuổi mầm non. Các mẫu giường gỗ và nhựa có thể nhanh chóng vệ sinh bằng khăn lau, các mẫu giường lưới có thể tháo rời ra giặt bằng máy giặt là điểm ưu tiên.
+ Gấp gọn hoặc xếp chồng: Để tận dụng tối đa diện tích sử dụng, bạn nên lựa chọn các mẫu giường có thể xếp chồng lên nhau. Một số thương hiệu còn đi kèm bánh xe phụ hoặc xe đẩy để dễ dàng di chuyển giường từ vị trí này sang vị trí khác
Bài viết mới nhất
-
Nằm gối chống trào ngược có ảnh hưởng gì không
-
Cách lắp gối chống trào ngược Veeou
-
Review gối chống trào ngược Veeou
-
Top 8 ghế ăn dặm hình thú cho bé
-
Top 6 ghế ăn dặm Summer infant
-
Top 7 ghế ăn dặm bonbebe
-
Top 4 ghế ăn dặm Newber
-
Top 6 ghế ăn dặm Apramo
-
Top 7 ghế ăn dặm Babyhop
-
Top 7 ghế ăn dặm bập bênh
-
Top 11 ghế ăn dặm cho bé chưa biết ngồi